Website vệ tinh là gì?
Website vệ tinh là những website con có nội dung cùng chủ đề hoặc có liên quan tới chủ đề – sản phẩm mà website chính cung cấp. Website vệ tinh tách biệt hoàn toàn với website chính, mục đích là để thu hút khách hàng, có thêm khách truy cập và phục vụ một phần cho mục đích SEO.
Các website vệ tinh thường nhắm vào một thị trường ngách với một hoặc vài từ khóa dài. Nó có thể là các trang landing page (trang giới thiệu về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể) hoặc là các blog chia sẻ kinh nghiệm & thủ thuật về các lĩnh vực liên quan tới website chính.
Ví dụ: Tôi có một website chuyên cung cấp Rượu Vodka Nga thì tôi có thể tạo các website vệ tinh dạng landing page giới thiệu và cung cấp các loại rượu Vodka như: Vodka Akvadiv, Belenkaya, Dovgan, Flagman… hoặc cũng có thể tạo ra các trang blog chia sẻ về kinh nghiệm chọn rượu vodka, thưởng thức rượu vodka Nga hoặc văn hóa rượu vodka…
Tại sao phải xây dựng hệ thống website vệ tinh?
Có rất nhiều lý do để xây dựng website vệ tinh nhưng chúng ta có thể liệt kê các mục đích chính khi tạo hệ thống website vệ tinh như sau:
- Giới thiệu các sản phẩm riêng biệt của công ty nhắm vào một đối tượng khách hàng cụ thể.
- Tăng lượng truy cập tới website chính thông qua website vệ tinh.
- Tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt backlink trỏ về website chính.
- Tạo các kênh bán hàng riêng biệt và tận dụng khách hàng từ các kênh riêng này.
Ưu điểm của website vệ tinh
Website vệ tinh có ưu điểm là dễ xây dựng, không nhất thiết phải cầu kỳ hoặc dành quá nhiều thời gian cho việc xây dựng nội dung. Các bạn chỉ cần duy trì hoạt động của website vệ tinh bằng cách đăng bài theo lịch một tháng từ 5-7 bài.
Chi phí thấp hơn rất nhiều hoặc có thể là miễn phí nếu sử dụng các hệ thống web 2.0 miễn phí như WordPress, Blogger, Tumblr…
Nhược điểm của Site vệ tinh
Nếu xây dựng và quản lý không tốt, đặt backlink không hợp lý các bạn rất dễ bị dính Google Sandbox và tất nhiên website chính của bạn sẽ biến mất khỏi công cụ tìm kiếm luôn, khi đó thì thật là thảm hại.
Một số mô hình website vệ tinh nên tham khảo
Mô hình link wheel là một dạng xây dựng liên kết dạng bánh xe, chúng ta sẽ có một hệ thống các site con được xây dựng nội dung chuyên biệt và có liên kết với nhau theo dạng bánh xe chứ không liên kết chéo. Website chính sẽ ở trung tâm và nhận liên kết từ các website con. Thông thường, mô hình link wheel sẽ được xây dựng trên hệ thống web 2.0 miễn phí như Blogger, WordPress, Quizilla…
Link pyramid là chiến thuật xây dựng backlink theo hình kim tự tháp trong đó website chính sẽ là đỉnh của Kim Tự Tháp, và các website con sẽ phân theo các tầng riêng biệt. Ở hình ví dụ bên trên là mô hình link pyramid gồm 4 tầng:
- Tầng 1: Đỉnh của Kim Tự Tháp là website chính.
- Tầng 2: Các website vệ tinh được xây dựng từ hệ thống web 2.0, các website trên host riêng.
- Tầng 3: Các website wiki, các website tự xây dựng.
- Tầng 4: Các liên kết đổ về từ các bình luận trên các website khác ngoài hệ thống, từ các Profile…
Lưu ý khi xây dựng Website vệ tinh
Trong quá trình xây dựng hệ thống website vệ tinh bạn nên lưu ý các điều sau:
- Không nên đặt liên kết từ website chính ngược về website con.
- Không nên đặt liên kết chéo giữa các website con với nhau.
- Không nên đặt liên kết xuất hiện ở mọi trang (đặt liên kết ở footer hoặc sidebar).
- Kiểm soát lượng link trỏ về website chính và phân bổ anchor text, banner, hình ảnh hợp lý.
Lưu ý: Khi đặt liên kết chéo giữa các trang các bạn sẽ rất dễ rơi vào mô hình link farm là mô hình liên kết mà các công cụ tìm kiếm gần như coi đó là spam. Và bạn cũng nên thử những cách riêng của mình để mang lại hiệu quả cao nhất.