Quản trị website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quảng bá thương hiệu, tuyên truyền sản phẩm, dịch vụ trên mạng internet. Đặc biệt là với các doanh nghiệp đang muốn phù hợp xu thế công nghệ thì phát trên website trở thành yêu cầu tất yếu.
I. Xây dựng và cập nhật giao diện web
Website bao gồm hai phần chính mà ai cũng có thể thấy được là giao diện cùng nội dung tương tự như phần thô – nội thất của một căn nhà. Vì vậy bước đầu tiên – xây dựng, cập nhật giao diện trở thành yêu cầu quản lý website nào cũng phải thực hiện.
Dĩ nhiên giao diện đã được xây dựng trước đó bởi đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Nhiều người cho rằng đã thiết kế giao diện chuẩn thì cần gì tốn công cập nhật? Thực tế không phải như vậy. Giao diện cần được thay đổi theo từng giai đoạn để hợp tính thẩm mỹ, thể hiện được hình ảnh doanh nghiệp hướng đến.
Bố cục cơ bản có thể giữ nguyên. Tuy nhiên hình ảnh cần thay đổi theo các chiến dịch marketing nhằm đem đến sự tươi mới cho web. Đồng thời giao diện đẹp cũng giúp tạo ấn tượng mạnh hơn với khách hàng. Trong quá trình thực hiện, người quản lý trang web cần lưu ý:
- Có sự đồng bộ trong xây dựng giao diện của toàn bộ website, giữa trang chủ với các trang phụ.
- Bố cục đảm bảo sự khoa học để người dùng dễ tìm kiếm, dễ truy cập.
- Các website có nhiều nội dung cần xây dựng bố cục phân loại rõ ràng.
- Trường hợp website sử dụng để bán hàng hoặc website của các doanh nghiệp cần.
- Bố trí hợp lý giữa tổ hợp gồm các thanh chức năng, nội dung chính – phụ, thông tin hiển thị để người dùng truy cập ở mọi nơi, mọi chỗ và từ những thiết bị khác nhau.
II. Quản lý hosting, sao lưu dữ liệu web
Quản trị website không chỉ đơn thuần nằm ở việc đăng tải bài viết, thay đổi hình ảnh để quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Một website được đánh giá hoạt động hiệu quả khi đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Hosting hay web hosting là công cụ giúp những người quản lý kiểm soát hoạt động của website.
Hiểu một cách đơn giản thì hosting sẽ giúp chủ sở hữu xuất bản website trên internet. Khi đăng ký dịch vụ này đồng nghĩa với việc website đã “thuê chỗ” đặt server chứa tất cả dữ liệu, file cần thiết để website hoạt động. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm giữ cho server hoạt động ổn định, phòng chống mã độc tấn công, hỗ trợ chuyển đổi nội dung xuống trình duyệt của người dùng internet.
Vì vậy những người làm quản lý website cần phải tiến hành quản lý hosting, sao lưu dữ liệu thường xuyên. Việc quản lý hosting có thể thực hiện bằng nhiều cách. Trong đó phổ biến nhất là cPanel – Control Panel nền Linux. công cụ này hỗ trợ người dùng có thể quản lý mọi dịch vụ web cùng một chỗ và áp dụng trên hầu hết web developer.
Ngoài ra quản trị viên còn phải tiến hành sao lưu dữ liệu liên tục. Tốt nhất nên sao lưu dữ liệu mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất dữ liệu, sự cố website bất ngờ. Khi đó website có thể nhanh chóng phục hồi nhờ nguồn dữ liệu đã được sao lưu trước đó thay vì khôi phục từ đầu.
III. Lên kế hoạch, đăng tải và chỉnh sửa nội dung web
Nội dung được đánh giá là linh hồn của mỗi website, bất kể website đó thuộc lĩnh vực nào. Việc đăng tải nội dung cho một trang web cũng không hề đơn giản khi yêu cầu phải lên kế hoạch chuẩn chỉnh trong mỗi tháng, mỗi năm, thậm chí lâu hơn nữa.
Nội dung hấp dẫn sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng internet. Nội dung chuẩn chiều giúp website thăng thứ hạng theo đánh giá của các công cụ tìm kiếm. Người quản lý trang web cần xây dựng kế hoạch nội dung đáp ứng được cả hai tiêu chí: hấp dẫn và chuẩn SEO.
Trong đó tiêu chí nội dung hấp dẫn thể hiện thông qua các bài viết có ý tưởng sáng tạo, hữu ích với người dùng, không sao chép, cập nhật thời sự. Tiêu chí chuẩn SEO được đánh giá dựa theo nhiều phương diện khác nhau như tiêu đề, các thẻ heading cho đến từ khóa chính, từ khóa phụ, hệ thống liên kết trong mỗi bài viết…
Nội dung yêu cầu được cập nhật liên tục để đem đến sự mới mẻ cho người dùng. Quản trị website xây dựng nội dung bao gồm các tin tức cập nhật định kỳ, thông tin về sản phẩm/dịch vụ và các bài giới thiệu đăng cố định trên web. Kết hợp với phần nội dung là hình ảnh, video thu hút, có tính liên kết.
Như vậy mới có thể tạo ra một website đủ để lôi kéo, giữ chân người dùng mạng. Không chỉ lên ý tưởng, đăng tải nội dung, quản trị web còn phải tiến hành chỉnh sửa định kỳ. Họ cần xóa, thay mới những đường link/hình ảnh hoặc video bị lỗi; chỉnh sửa chính tả hoặc cập nhật nội dung mới thay cho những bài viết đã lỗi thời.
IV. Kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của web
Website hoạt động thì cùng lúc phải thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Kiểm tra ở đây bao gồm việc xem xét hoạt động của website có gặp trục trặc không, tốc độ tải trang như thế nào, có bị lỗi đường link nào không… Kể cả vấn đề bảo mật cũng nằm trong nội dung kiểm tra.
Người làm quản lý website khi phát hiện có lỗi cần nhanh chóng chính sửa để đảm bảo trang website hoạt động tốt, không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nhất là những website bán hàng, việc kiểm tra cần thực hiện liên tục mới giúp quá trình truy cập luôn thông suốt.
Quản trị viên có thể sử dụng một số công cụ để đánh giá tình trạng hoạt động của website. Đơn cử như Google Analytics, Alexa, Google Webmaster Tool… Việc đánh giá hoạt động của web còn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kế hoạch phát triển tiếp theo.
Nếu website đang hoạt động hiệu quả, quản trị website có thể căn cứ theo đó tiếp tục phát triển tiếp. Thế nhưng nếu website hoạt động kém hiệu quả thì phải tìm ra nguyên nhân. Lượt truy cập giảm, số người tương tác ít đi là hai dấu hiệu cơ bản cho thấy website hoạt động kém. Từ nguyên nhân, quản trị viên mới có thể lập ra phương án khắc phục kịp thời.
V. Quảng bá website
Một website muốn nhiều người biết đến phải tiến hành quảng bá. Dù đó là website đã lập một thời gian có số lượt truy cập ổn định hay trang web mới chưa có người đều không ngoại lệ. Có nhiều cách để quảng bá website dựa vào định hướng phát triển, dự toán mà quản lý trang web đặt ra. Cụ thể:
- Chạy quảng cáo Google Ads tính phí dựa theo thời gian, thứ hạng trên trang tìm kiếm.
- Dẫn link nội bộ giữa các bài viết với nhau để kích thích người đọc truy cập nhiều hơn.
- Dẫn link bài viết ra bên ngoài tới các website khác hoặc mạng xã hội, diễn đàn, email, trang rao vặt…
- Dẫn link của các website uy tín để cập nhật bài viết mang tính chất thời sự, tạo độ tin cậy về tin tức với người đọc.
- Thường xuyên chia sẻ các bài viết mới tăng độ nhận diện của website nói chung, sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Người quản trị website có thể áp dụng đồng thời nhiều phương pháp quảng bá để đem đến hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên cần theo dõi tình hình áp dụng để tránh trường hợp phương pháp áp dụng không đạt được mục đích đã đề ra.
Quản trị web là sự kết hợp của hàng loạt công tác khác nhau yêu cầu người thực hiện có kinh nghiệm, có trình độ nhất định. Vậy phải làm thế nào để website hoạt động tốt? Dịch vụ quản trị web hy vọng có thể hỗ trợ khách hàng có nhu cầu với dịch vụ chất lượng tốt, giá cạnh tranh, gói dịch vụ đa dạng.
Quý vị quan tâm có thể truy cập website https://dichvuquantriweb.com/ hoặc liên hệ hotline 0934 626 963 để biết thêm thông tin chi tiết dịch vụ nhé!
