Bạn đang tìm hiểu về việc quản trị website? Bạn không biết cần phải làm những gì hằng ngày, định kỳ hàng tuần/hàng tháng/hàng năm? Hãy ghi nhớ checklist những công việc cần làm trong quá trình quản trị website ngay dưới đây nhé!
Những công việc hàng ngày khi quản trị website
Đối với một nhà quản trị website, hằng ngày phải đảm bảo thực hiện các công việc sau đây:
- Backup website: đây là một công việc mang tính chất “dự phòng” nhưng lại vô cùng quan trọng giúp bạn nhanh chóng khôi phục trạng thái website trong trường hợp website hay hosting gặp sự cố. Tốt nhất là bạn nên lưu trữ offline file WordPress lẫn dữ liệu mỗi ngày.
- Quản lý uptime: Downtime là cơn ác mộng đối với sales cũng như conversion. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra trực tuyến miễn phí để nhận thông báo mỗi khi website bị downtime. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, hãy cân nhắc nâng cấp hosting hoặc chọn đơn vị hosting khác.
- Báo cáo bảo mật: Các rủi ro bảo mật và phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều, vì thế khi quản trị website cần phải cảnh giác để tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này.
Những công việc hàng tuần khi quản trị website
Hàng tuần, người quản trị website cần phải thực hiện 2 công việc chính sau:
- Kiểm tra WordPress, theme, cập nhật plugin: Hãy cập nhật những thay đổi mới nhất từ nền tảng để bảo vệ website của bạn tránh khỏi nguy cơ rò rỉ bảo mật.
- Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt: Hãy kiểm tra website không bị lỗi layout hay format trên các trình duyệt khác nhau. Điều này giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Tất nhiên, đừng quên xem thử phiên bản mobile nhé.
Công việc hàng tháng, hàng quý khi quản trị website
Bên cạnh những công việc hàng ngày, người quản trị website cũng cần phải đảm bảo các công việc định kì theo tháng hoặc theo quý sau:
- Phân tích website: phân tích các yếu tố như nguồn traffic đến từ đâu, thời gian người dùng ở lại website, trang nào được xem nhiều nhất…từ đó đánh giá sự tăng trưởng của website, tối ưu thêm trang mang về traffic cao, thay đổi những trang kém chất lượng.
- Kiểm tra loading time: kiểm tra tốc độ tải trang; đặc biệt là khi thêm nhiều file media hay plugin.
- Loại bỏ theme hoặc plugin không xài: khoảng 2-3 tháng một lần, bạn hãy lọc ra lượng theme hay plugin không còn cần thiết, sau đó xử lý bằng cách deactivate rồi delete hoàn toàn.
- Kiểm tra lại backup: bước backup là việc phải làm hàng ngày, tuy nhiên bạn cũng nên định kỳ kiểm tra vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng này, dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.
- Tối ưu cơ sở dữ liệu: Những nền tảng WordPress đang ngày càng nặng hơn do các chức năng nháp, comment spam, review … do đó thường xuyên tối ưu dữ liệu sẽ giúp website hoạt động hiệu quả hơn.
Chúc bạn thực hiện việc quản trị website hiệu quả!